Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

TỔNG HỢP CÁC DỊCH VỤ SỬA CHỮA SÀN GỖ TẠI NHÀ

                                       MỤC LỤC











        TỔNG HỢP CÁC DỊCH VỤ SỬA CHỮA SÀN GỖ TẠI NHÀ

1. Các loại sàn gỗ phổ biến hiện nay

   Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 loại sàn gỗ phổ biến:
- Sàn gỗ tự nhiên
- Sàn gỗ công nghiệp
- Sàn gỗ nhựa
   Để mang lại cho ngôi nhà của bạn một không gian sang trọng, tinh tế mà ấm cúng thì việc lựa chọn sàn gỗ là một quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó việc lựa chọn sàn gỗ phù hợp và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường gặp cũng là một vấn đề không hề dễ dàng. Nhưng bạn đừng lo lắng về vấn đề đó, hãy để Nội thất Plaza tư vấn loại sàn gỗ phù hợp nhất cho gia đình của bạn và cung cấp các dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp.

2. Các lỗi thường gặp và các sửa chữa sàn gỗ tại nhà

2.1. Sàn gỗ bị hở hèm

- Nguyên nhân:
• Lỗi lắp đặt: Trong quá trình lắp đặt không đúng kỹ thuật thì các tấm gỗ không được đóng chắc chắn vào nhau, không tạo được sự liên kết ổn định. Vì vậy, trong quá trình đi lại sinh hoạt hàng ngày thì sàn gỗ sẽ bị hở giữa các thanh gỗ.
 • Lỗi do nhà sản xuất: hèm khóa sàn gỗ bị hở là do lỗi trong quá trình sản xuất. Nếu trong quá trình lắp đặt mà người thợ cố đóng chúng vào thì nó chỉ có thể tạo được sự liên kết một thời gian ngắn mà thôi. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng đi lại sinh hoạt thì các mối liên kết này cũng dễ dàng bị tách rời ra.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như tác động từ môi trường, nhiệt độ, độ ẩm phòng…
- Cách khắc phục:
Khi thấy sàn gỗ bị hở hèm khóa thì dựa vào nguyên nhân mà bạn có biện pháp khắc phục phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu sàn gỗ bị hở hèm khóa là do lỗi khâu sản xuất thì bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để được bảo hành hoặc đổi trả sản phẩm tùy vào mức độ hư hỏng. Ngược lại, nếu nguyên nhân là do lắp đặt sai kỹ thuật thì chỉ cần tháo sàn gỗ ra và lắp lại theo đúng kỹ thuật hướng dẫn thì mặt sàn gỗ công nghiệp sẽ đảm bảo chắc chắn và có thể đi lại, sinh hoạt bình thường.

2.2. Sàn gỗ bị phồng rộp

- Nguyên nhân:
Một trong những nguyên nhân chính khiến sàn gỗ nhà bạn bị phòng rộp là do tác động của độ ẩm. Việc sàn gỗ bị tiếp xúc với độ ẩm cao trong thời gian dài sẽ làm gỗ hút ẩm nhiều và bị trương phồng lên.
Một nguyên nhân nữa khiến sàn gỗ bị phồng rộp là do sàn gỗ bị ngâm nước lâu ngày. Trường hợp này rất dễ xảy ra khi lũ lụt hoặc mùa mưa bão, sàn gỗ rất dễ bị ướt.
Ngoài ra, sàn gỗ của nhiều gia đình bị phồng rộp cũng có khả năng là do gia đình lựa chọn các loại sàn gỗ giá rẻ và kém chất lượng và sai sót trong quá trình lắp đặt.
- Cách khắc phục:
Nếu sàn gỗ bị phồng rộp do độ ẩm, ngâm nước lâu ngày thì bạn nên đóng kín cửa, lau khô nền nhà và sử dụng điều hòa để hút ẩm trong phòng.
Để tránh sàn gỗ không bị phồng rộp thì khi thi công, bạn cần yêu cầu tuân thủ nguyên tắc lắp đặt sàn gỗ cách tường ít nhất 10-12mm. Với các phòng rộng thì không được lát gỗ thông phòng mà nên tạo khoảng cách giữa các phòng với nhau.

2.3. Sàn gỗ bị cong vênh

- Nguyên nhân:
Do trời mưa bị nước hắt vào nhà, bị nước tràn ra sàn, không được xử lí làm nước đọng lại trên sàn
Điều kiện thời tiết ẩm ướt hay bị nồm 
- Cách khắc phục:
Chọn sàn gỗ chất lượng ngay từ đầu, tránh ham rẻ.
Khi lát sàn gỗ không nên lát các miếng gỗ sát nhau. Hãy để một khe hở để tránh gỗ dãn nở theo thời tiết.
Không để nước đọng lại trên sàn gỗ lâu
Xử lí nước bị đọng, tràn ra sàn một cách nhanh chóng
2.4. Sàn gỗ bị mối mọt
  • Nguyên nhân:
  •  Bởi nguyên liệu chính của sàn gỗ tự nhiên là từ các thanh gỗ nguyên khối, có độ ẩm cao,có nhiều loại độ sấy không đạt tiêu chuẩn thì đây chính là nơi ở lí tưởng của mối mọt.
  •  Trong quá trình sản xuất các loại sàn gỗ tự nhiên không được qua xử lý với các chất chống mối mọt.
  •  Do bạn sử dụng các loại sàn gỗ tự nhiên kém chất lượng không được xử lí tốt về độ ẩm cũng như chất lượng gỗ không được tốt,độ cứng không cao dẫn đến hiện tượng mỗi mọt dễ dàng xâm nhập,làm hư hỏng sàn gỗ.
  • Cách khắc phục:
 Sử dụng các loại hóa chất diệt mối mọt hoặc sử dụng cồn, dầu hỏa
 Sử dụng sàn gỗ công nghiệp, hoặc sàn nhựa 

2.5. Sàn gỗ bị ngấm nước

  • Nguyên nhân:
  • Sàn gỗ thường xuyên tiếp xúc với nước hay chất lỏng mà không được kịp thời xử lý.
  • Độ ẩm xung quanh ngôi nhà cao hơn so với định mức của sàn gỗ.
  • Sản phẩm mà bạn đang lựa chọn không đảm bảo. Chất lượng sàn không tốt, độ chống ẩm không cao, vật liệu cấu thành sản phẩm không đảm bảo cũng dễ gây nên hiện tượng hỏng sàn nếu dính ẩm.
  • Cách khắc phục:
  • Tháo phần ván gỗ có hiện tượng ngấm nước mang đi lau sạch rồi hong khô trong điều kiện mát mẻ
  •  Chúng ta nên chọn những nơi thi công lắp đặt tốt để tránh sàn bị ngấm nước.
2.6. Sàn gỗ bị kêu
  • Nguyên nhân:
  •  Lớp sáp nến giúp cho sự va trạm giữa các hèm khóa êm hơn và cũng không gây ra hiện tượng kêu khi đi lại. Lựa chọn sàn gỗ kém chất lượng làm giảm hiệu quả của lớp sáp nến.
  •  Do nền nhà lắp đặt sàn gỗ không được bằng phẳng
  • Cách khác phục:
  • Nếu sàn gỗ công nghiệp thì hèm khóa không có lớp sáp nến ở hèm nên bạn sử dụng bột phấn rôm để xử lý
  • Tháo ốp chân tường ra sau đó dùng vam đặt tại mặt cắt của thanh gỗ ở ( vị trí sát tường ) rồi dùng búa đóng đều cho các mạch của sàn gỗ khít vào với nhau
  • thay lớp lót bạn đang dùng bằng một lớp lót cao su non 2mm và  cơ bản nền của bạn phải phẳng và sản phẩm không lỗ i hèm 

2.7. Sàn gỗ bị bạc màu

  • Nguyên nhân:
+ Sàn gỗ phai màu do tia UV mặt trời chiếu vào và tác đọng của nhiệt độ, áp suất. Điều này khiến lớp bảo vệ trên về mặt sàn nhà bạn mất đi tác dụng bảo vệ lớp sàn của nó. 
+ Tác động ma sát hằng ngày dẫn đến sàn nhà bạn bị bạc màu. 
+ Do chất lượng sàn gỗ và quá trình thi công chưa thực sự tốt. Trong một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng bay màu.
+ Sàn gỗ do nấm mốc lâu ngày dẫn đến  
  • Cách khắc phục:
  • Thông thường đa phần phải sơn lại màu hoặc thay thế sàn gỗ đã phai màu
  • Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào sàn gỗ trong phòng
  • Sử dụng sàn gỗ có lớp bảo vệ tốt tránh tia UV mặt trời làm bạc màu sàn gỗ

2.8. Sàn gỗ bị xước

  • Nguyên nhân:
  • Do khi lau dọn sàn nhà mạnh tay, các vật dụng dọn dẹp cọ xát vào sàn gây trầy xước
  • Xê dịch đồ đạc trực tiếp trên sàn nhà
  • Cách khắc phục:
  • Sử dụng dầu dừa, dầu ô liu làm mờ vết xước trên mặt sàn
  • Chọn các loại sơn lau gỗ hợp với màu sàn gỗ cho bề mặt bị xước và phủ sơn lên chúng.
  • Lau dọn sàn nhà đúng cách và tránh xê dịch đồ đạc trực tiếp trên mặt sàn

3. Lý do bạn nên chọn dịch vụ sửa chữa sàn gỗ tại nhà của chúng tôi

  • Thợ của chúng tôi đều từ nghề mộc, có kinh nghiệm trong việc sửa chữa sàn gỗ tại nhà.

  • Cách sửa hiệu quả, sửa là khỏi, đảm bảo độ bền chắc, trả lại mặt sàn đẹp y như mới.

  • Giá cả rõ ràng, minh bạch, báo đúng giá theo đúng lỗi, không nói sai lỗi. Có xuất hóa đơn đỏ cho công ty hoặc đơn vị, tổ chức của bạn. Có ưu đãi cho khách quen.

  • Làm việc tận tụy, sửa chữa chuyên nghiệp, nhanh chóng, gọn gàng, không làm mất thời gian của gia chủ. Tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt.

  • Bảo hành dài hạn cho các phụ kiện thay thế phát sinh. Bảo hành cho các phần đã sửa chữa.

  • Am hiểu các loại sàn gỗ, dày kinh nghiệm trong việc bắt bệnh và sửa chữa sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp.

  • Sửa là khỏi, không để khách hàng lo lắng.

  • Luôn có ý thức tiết kiệm cho gia chủ nếu như phần gỗ sàn có thể tận dụng, bảng giá rõ ràng minh bạch theo giá công ty.

  • Làm việc chuyên nghiệp, đúng hẹn, giao tiếp chuẩn mực với khách hàng, có đạo đức tốt do được công ty sàng lọc kỹ càng trước khi tuyển dụng.

  • Chúng tôi chỉ thanh toán và ra về khi bạn gật đầu hài lòng.

  • Đặc biệt hơn, mọi lỗi sàn gỗ sẽ được chúng tôi cố gắng “sửa chữa trong ngày”. Hạn chế tối đa tình trạng dây việc ra ngày khác. Vệ sinh sạch sẽ sau khi sửa chữa.

Nhấc máy gọi ngay: 0963.360.360 / 0911.022.733 - Sửa chữa sàn gỗ tại nhà của

  • Nội thất PLAZA 

  • Chuyên nghiệp trong khảo sát, uy tín về thời gian, cẩn trọng trong sửa chữa, và chu đáo trong bàn giao.

  • Dịch vụ sửa chữa sàn gỗ tại nhà của  Nội thất PLAZA – Sửa chữa nhanh, sống thoải mái! Từ khóa liên quan:

Báo giá sửa sàn gỗ tại nhà Hà Nội

Chuyên sửa sàn gỗ tại nhà Hà Nội

Dịch vụ sửa sàn gỗ tại nhà

Thợ sửa sàn gỗ tại nhà Hà Nội

Sửa sàn gỗ chuyên nghiệp nhanh chóng tại nhà


 

 









Chúng tôi hay sửa:
  • Bọc ghế văn phòng
  • Sửa ghế xoay
  • Sửa ghế chân quỳ
  • Sửa ghế giám đốc
  • Sửa ghế sofa
  • Sửa ghế tựa
  • Sửa ghế đôn
  • Sửa ghế gấp
  • Sửa ghế chờ
  • Sửa ghế xoay phòng thí nghiệm
  • Sửa chữa bàn